Món ăn Ngon

Ăn mì tôm có nổi mụn không? Cách ăn mì tôm không lo mọc mụn?

Ăn mì tôm có nổi mụn không? Cách ăn mì tôm không lo mọc mụn?,… câu trả lời có tại Blog Bữa ăn học đường. Hãy cùng Blog bữa ăn học đường khám phá cách làm đẹp cho chị em phụ nữ, và ăn mì tôm đúng cách sao cho vẫn giữ được làn da mịn màng và rạng rỡ.

Tiện lợi, giá trẻ lại có hương vị đậm đà, do đó mì tôm trở thành món khoái khẩu của nhiều người, nhất là giới trẻ. Cũng bởi vậy mà nhiều người lo lắng rằng liệu ăn mì tôm có nổi mụn không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của mì tôm

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem thành phần dinh dưỡng trong mì tôm là gì. Trung bình, 100g mì tôm gồm có:

Bạn đang xem: Ăn mì tôm có nổi mụn không? Cách ăn mì tôm không lo mọc mụn?

  • 435 kcal
  • 9.7g đạm
  • 55.1g tinh bột
  • 19.5g chất béo
  • 14g nước
  • 500 mg chất xơ

Như vậy, mì tôm có hàm lượng tinh bột và chất béo rất cao, rất ít chất xơ và hoàn toàn không cung cấp được cho cơ thể bất cứ loại vitamin và khoáng chất cần thiết nào.

Ăn mì tôm có bị nổi mụn không
Ăn mì tôm có bị nổi mụn không

Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Chúng ta có thể thấy thành phần chính của mì tôm là tinh bột và chất béo chuyển hóa. Tuy việc ăn mì tôm gây mụn chưa được chứng minh bởi bất cứ nghiên cứu khoa học nào nhưng khi nạp nhiều tinh bột và chất béo, lượng nhiệt năng sẽ bị dư thừa, khiến cơ thể sẽ bị nóng trong và dễ bị mọc mụn. Đặc biệt với những người ít vận động, tập thể dục hoặc cơ địa ít ra mồ hôi thì nhiệt được tạo ra từ tinh bột và chất béo trong cơ thể càng khó thoát ra ngoài, do đó càng dễ gây nóng trong và nổi mụn hơn. 

Như vậy, ăn mì tôm có nổi mụn không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải cứ ăn mì tôm là sẽ bị nổi mụn. Cụ thể, những đối tượng được nêu sau đây sẽ dễ bị mọc mụn nếu ăn mì tôm:

  • Đối tượng đầu tiên là những người không chỉ ăn mì tôm thường xuyên mà còn sinh hoạt không điều độ và ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh cũng như thực phẩm chế biến sẵn. Lối sống không khoa học này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất, khiến thay đổi, rối loạn hormone và kết quả là dẫn đến tình trạng mụn, thậm chí là nghiêm trọng.
  • Đối tượng tiếp theo dễ bị mọc mụn khi ăn mì tôm là học sinh, sinh viên. Bởi ở độ tuổi này, các hormone giới tính và các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Lại thêm việc nạp lượng lớn chất béo ở mì tôm sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít tắc và làm tăng nguy cơ bị nổi mụn.

Ngoài khiến da dễ bị lên mụn, việc tiêu thụ nhiều mì tôm còn ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và khiến cơ thể dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như sau:

  • Thúc đẩy quá trình lão hóa
  • Dễ gây thừa cân, béo phì
  • Ảnh hưởng xấu tới dạ dày, hệ tiêu hóa
  • Khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Dễ bị các bệnh về thận do nạp nhiều muối
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… và thậm chí là bệnh ung thư.
Ăn mì tôm đúng cách để bảo vệ làn da đẹp và khỏe mạnh
Ăn mì tôm đúng cách để bảo vệ làn da đẹp và khỏe mạnh

Ăn mì tôm như thế nào để không bị nổi mụn?

Thông qua câu trả lời cho câu hỏi “Ăn mì tôm có nổi mụn không?”, chúng ta có thể thấy rằng tuy không phải ai cũng bị mụn khi ăn mì tôm nhưng chúng ta đều gặp nguy cơ đó. Vậy nếu vẫn muốn ăn mì tôm thì làm thế nào để ngăn ngừa khả năng bị mọc mụn? Dưới đây là những tips không chỉ giúp ăn mì tôm không lo bị mụn mà còn giúp giảm đáng kể những tác động xấu khác của mì tôm tới sức khỏe.

Chần mì trước khi nấu

Cách đầu tiên để giảm nguy cơ bị mọc mụn khi ăn mì tôm là chần mì trước khi nấu. Điều này giúp loại bỏ bớt lượng chất béo và chất tạo màu được phủ bên ngoài. Trước tiên, bạn đun sôi nước, sau đó cho vắt mì vào và chần sơ trong vòng 30-60 giây, đừng chần quá lâu vì sẽ khiến mì bị nát.

Tiếp đến bạn hãy vớt mì ra và có thể rửa qua bằng nước lạnh. Sau đó, bạn đun sôi một nồi nước mới, cho gia vị vào, khuấy đều và mới cho phần mid đã chần vào. Với cách này, bạn không chỉ hạn chế được lượng chất béo xấu sẽ gây mọc mụn mà còn giảm bớt được hóa chất sẽ nạp vào cơ thể.

Giảm bớt hoặc không sử dụng gói gia vị trong gói mì

Những gói gia vị sẵn có trong mì ăn liền có chứa nhiều chất béo, muối, hương liệu và chất điều vị không tốt chó sức khỏe. Vậy nên, bạn chỉ nên dùng một nửa gói muối và không nên dùng gói mỡ trong mì tôm. Tốt nhất là bạn sử dụng gia vị có sẵn trong căn bếp nhà mình như hạt nêm, bột canh… để nấu mì.

Ăn mì tôm với các loại thực phẩm khác

Thành phần dinh dưỡng của mì tôm không dồi dào và bị mất cân đối. Bởi vậy, bạn nên ăn mì tôm cùng với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng… để bổ sung thêm các chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là bạn nên cùng nhiều rau xanh vì chất xơ và vitamin có trong rau xanh sẽ tăng cường quá trình trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể, giúp làm giảm tác động xấu của tinh bột và chất béo, trong đó có việc bị lên mụn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây sau khi ăn mì tôm

Việc ăn trái cây sẽ cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất bổ ích. Ngoài ra, việc uống nước và ăn trái cây sau khi ăn mì sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể, dung hòa lượng muối lớn có trong mì tôm và giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ bị nóng trong và mọc mụn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế các vấn đề như đau dạ dày, táo bón, đầy bụng… 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ nên uống nước sôi hoặc nước ép trái cây chứ không nên uống các loại nước ngọt, nước giải khát có ga vì chúng chứa nhiều đường hóa học không tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên vận động

Việc vận động thường xuyên sẽ giúp bạn toát nhiều mồ hôi, đây là cách để lượng nhiệt trong cơ thể thoát được ra khỏi cơ thể nhiều hơn. Từ đó, cơ thể sẽ không bị nóng trong và giảm nguy cơ bị mụn. Ngoài ra, tập thể dục cũng sẽ làm giảm thiểu lượng mỡ thừa.

Không nên ăn mì tôm thường xuyên

Ăn mì tôm thường xuyên không chỉ gây nóng trong và mọc mụn mà còn khiến cơ thể bị mất cân bằng dưỡng chất và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nên, chúng ta không nên ăn quá nhiều mì tôm, chỉ nên ăn tối đa 2 lần một tuần và một gói mỗi lần. 

Ăn nhiều trái cây sau khi ăn mì tôm giúp bảo vệ làn da của bạn
Ăn nhiều trái cây sau khi ăn mì tôm giúp bảo vệ làn da của bạn

Tránh ăn mì tôm sống

Trong quá trình sản xuất, để tăng thời gian sử dụng và khiến hương vị hấp dẫn hơn, mì tôm sẽ bị thêm vào nhiều chất bảo quản và chất điều vị. Những chất hóa học này rất có hại cho sức khỏe con người. Vậy nên nếu ăn mì tôm sống, cơ thể sẽ hấp thụ hết những chất này. Ngoài ra, ăn mì tôm sống còn khiến cơ thể bị mất nước và hấp thụ nhiều chất béo hơn, từ đó bị nóng trong và dễ bị mụn hơn. 

Không ăn mì tôm trước khi đi ngủ

Ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào gần lúc đi ngủ đều không tốt và đặc biệt là mì tôm, càng gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Ăn một gói mì tôm sẽ mất hơn 2 tiếng để cơ thể có thể tiêu hóa hết. Vậy nên, nếu bạn ăn mì tôm trước khi đi ngủ, đặc biệt là ăn đêm thì lượng chất béo sẽ bị tích tụ. Điều này không chỉ khiến bạn dễ bị mọc mụn mà còn làm cho bạn dễ bị tăng cân do mỡ thừa tích tụ.

Với những thông tin xung quanh câu hỏi “Ăn mì tôm có nổi mụn không?” được nêu ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thể ăn mì tôm một cách lành mạnh và bổ dưỡng hơn.

Xem thêm:

Cho con bú ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có mất sữa không?

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button