Ăn mì tôm có tốt không? Tác hại ăn mì tôm đối với sức khỏe con người

Ăn mì tôm có tốt không, tác hại ăn mì tôm đối với sức khỏe con người,… tất cả vấn đề liên quan đến ăn mì tôm (đặc biệt là các loại mỳ gói) sẽ được giải đáp chính xác tại Blog Bữa ăn học đường. Vì tiện lợi và có hương vị hấp dẫn, mì tôm được nhiều người yêu thích và dùng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy ăn mì tôm có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể về tác động của loại thực phẩm này tới sức khỏe con người.
Mì tôm là gì?
Mì tôm hay mì gói, mì ăn liền là một loại thực phẩm chế biến sẵn. Loại thực phẩm này vốn đề cao tính tiện dụng, hiện nay, nhiều nhà sản xuất tiếp tục nâng cao tính chất này bằng cách, thay vì đóng gói ni lông, họ sản xuất thêm những loại mì tôm được đóng gói trong cốc nhựa hoặc bát nhựa và kèm theo thìa đũa.
Nguyên liệu chính của mì tôm bao gồm bột mì, dầu cọ và muối. Sau khi trộn đều những nguyên liệu này, hỗn hợp bột sẽ được kéo sợi, tiếp đó là hấp chín và chiên hoặc sấy khô. Cuối cùng, chúng sẽ được đóng gói cùng với các gói gia vị kèm theo. Hiện nay, các thương hiệu mì gói vẫn liên tục nghiên cứu và ra mắt các sản phẩm mới với nhiều hương vị thơm ngon để hấp dẫn khách hàng.
Bạn đang xem: Ăn mì tôm có tốt không? Tác hại ăn mì tôm đối với sức khỏe con người

Thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm. Ăn mì tôm có tốt không?
Hàm lượng dinh dưỡng có trong mỳ tôm (mỳ gói)
Để biết xem liệu ăn mì tôm có tốt không, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem thành phần dinh dưỡng trong mì tôm là gì. Trung bình, 100g mì tôm gồm có:
- 435 kcal
- 9.7g đạm
- 55.1g tinh bột
- 19.5g chất béo
- 14g nước
- 500 mg chất xơ
Như vậy, mì tôm có hàm lượng tinh bột và chất béo rất cao, rất ít chất xơ và hoàn toàn không cung cấp được cho cơ thể bất cứ loại vitamin và khoáng chất cần thiết nào.

Ăn nhiều mì tôm có tốt không? Tác hại của ăn mì tôm?
Dựa vào phân tích thành phần ở trên, có lẽ bạn cũng đã đoán ra được liệu ăn mì tôm có tốt không. Việc ăn mì tôm không đem lại cho cơ thể bất cứ lợi ích sức khỏe nào, thậm chí, ăn nhiều mì tôm còn khiến sức khỏe gặp nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Gây béo phì
Mì tôm có quá nhiều calo, tinh bột và chất béo. Đặc biệt, chất béo trong mì tôm lại là loại chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe. Những loại chất béo này khiến cho cơ thể dễ bị tích trữ mỡ thừa. Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo và calo, dẫn đến việc mất kiểm soát cân nặng và có thể gây ra béo phì.
Nếu ăn mì tôm vào ban đêm, cân nặng của bạn sẽ càng bị ảnh hưởng. Ban đêm là thời gian mà quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể diễn ra chậm nhất trong ngày, có nghĩa là calo và chất béo dư thừa dễ bị tích tụ hơn bao giờ hết. Vậy nên, ăn mì tôm vào ban đêm còn tác động đến cân nặng nhiều hơn.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Đây cũng là một tác hại ăn mì tôm. Có lẽ bạn đã nghe rằng chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy lùi lão hóa. Nhưng đó là tác dụng của các chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm tự nhiên. Còn với mì tôm, chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này là chất hóa học, chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm chứ hoàn toàn không có khả năng làm chậm sự lão hóa. Thậm chí, khi cơ thể tiêu thụ lượng lớn những chất chống oxy hóa này, nội tiết tố sẽ bị rối loạn và khiến cơ thể bị lão hóa nhanh hơn.
Gây sỏi thận
Như nhiều loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn khác, lượng muối trong rất cao. Vì vậy, ăn mì tôm thường xuyên đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể lượng muối cực kỳ lớn. Và điều này sẽ tạo gánh nặng cho thận và dễ gây nên sỏi thận.
Loãng xương
Trong mì tôm có chứa nhiều phosphate, một loại chất có tác dụng cải thiện mùi vị. Loại chất này giúp tăng mùi vị, khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng đồng thời lại làm tăng nguy cơ loãng xương và khiến xương và răng yếu hơn, không còn chắc khỏe nếu cơ thể tiêu thụ nhiều.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Các nhà khoa học đã chứng minh được tác hại ăn mì tôm này. Với mục đích kéo dài thời gian sử dụng và tăng hương vị, các nhà sản xuất sẽ thêm nhiều hương liệu, chất phụ gia, chất bảo quản và chất chống oxy hóa vào mì tôm.
Nếu những chất này tích tụ nhiều và lâu ngày trong cơ thể, thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, vắt mì sẽ được chiên dầu hoặc sấy khô, quá trình này có thể sản sinh ra một vài loại chất có thể dẫn đến ung thư, chẳng hạn như acrylamide.
Gây nóng trong
Vì được chiên hoặc sấy ở nhiệt độ cao nên sau khi ăn mì, chúng ta thường cảm thấy khô miệng và khát nước. Điều này dẫn đến việc cơ thể bị mất nước và nóng trong nếu ăn nhiều mì tôm, từ đó dẫn đến tình trạng lên mụn nhọt.
Khiến gan bị tổn thương
Hiện nay, nhiều người ưu tiên sử dụng những loại hộp, bát mì để không cần phải dọn dẹp bát sau khi ăn. Tuy nhiên, vì những hộp này làm bằng nhựa nên chỉ cần ngâm nước nóng ở 70 độ C, chúng đã sinh ra các chất độc hại có thể làm gan bị tổn thương.
Có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa
Nếu bạn thắc mắc Ăn nhiều mì tôm có tốt không, thì có lẽ câu trả lời đầu tiên mà bạn nhận được là không tốt cho tiêu hóa. Như đã nói ở trên, mì tôm chứa nhiều chất hóa học không tốt cho cơ thể, chúng tạo áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, việc ăn mì gói nhiều và quá thường xuyên sẽ khiến chức năng của dạ dày bị rối loạn, đồng thời cơ thể có thể bị các vấn đề tiêu hóa khác như đau dạ dày, đầy hơi…
Các bệnh tim mạch
Lượng chất béo trong mì tôm rất cao và lại là các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những loại chất béo này rất có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hệ tuần hoàn như đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Bởi vậy, chúng ta không nên ăn mì tôm thường xuyên, nhất là những người có tiền sử hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và người cao tuổi.

Nên ăn mì tôm như thế nào để không gây hại cho sức khỏe
Với những tác hại đến sức khỏe đã liệt kê ở trên, chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi Ăn nhiều mì tôm có tốt không. Nếu bạn lại ăn mì tôm theo những cách không lành mạnh dưới đây, thì sức khỏe sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Ăn mì vào buổi sáng mà không có thức ăn kèm
Sử dụng mì tôm như bữa sáng là một thói quen của nhiều người Việt. Nhưng mì tôm là một loại thực phẩm rất nghèo dinh dưỡng, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhất là khi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng. Nếu chỉ ăn mì tôm không, bạn sẽ thấy nhanh bị đói và mệt mỏi, về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Dùng mì tôm làm thực phẩm chính
Mì tôm chứa chủ yếu là tinh bột và chất béo xấu, có ít đạm và chất xơ, và không có vitamin và khoáng chất. Bởi vậy, nếu sử dụng mì tôm làm thực phẩm chính, qua thời gian dài cơ thể sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề như nổi nhiều mụn, nhiều mỡ thừa, đau dạ dày…
Ăn mì tôm vào ban đêm
Thường khi thức đêm và thấy đói, mì tôm sẽ là lựa chọn tối ưu của nhiều người. Nhưng điều này hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Năng lượng và chất béo trong mì tôm sẽ dễ tích tụ và tạo mỡ thừa, khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Ngoài ra, ăn mì tôm vào ban đêm sẽ khiến bạn dễ bị nổi mụn và đầy bụng hơn.
Ăn sống
Mì tôm còn thường được ăn sống vì nhiều người thấy chúng có vị giống snack. Nhưng bạn có biết, nhiều loại mì tôm được chiên qua nhiều dầu và có thêm nhiều chất tạo màu. Khi trụng mì qua nước sôi, những chất này có thể được loại bớt nhưng nếu ăn sống, cơ thể sẽ hấp thụ tất cả những chất gây hại cho sức khỏe này.
Vậy dưới đây sẽ là một số tips giúp bạn có thể ăn mì tôm mà không cần lo lắng về tác hại của chúng, miễn là bạn chỉ ăn tối đa 1-2 lần/tuần.
- Nên trụng mì qua nước sôi và bỏ nước đầu, sau đó nấu với nước khác
- Không nên sử dụng gói dầu trong mì tôm vì nó chứa phần lớn chất béo của loại thực phẩm
- Nên ăn kèm rau và thực phẩm giàu chất đạm nhưng chỉ thêm tối đa 25-30g chất đạm cho một bát mì
- Sau khi ăn mì, bạn nên uống nhiều nước và ăn thêm trái cây để cung cấp nước để tránh nóng trong và giúp dễ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp xem liệu ăn mì tôm có tốt không. Với những thông tin ở trên, hy vọng rằng bạn có thể thay đổi thói quen ăn mì tôm không lành mạnh của mình để ngăn ngừa những tác hại không mong muốn tới sức khỏe.
Xem thêm:
Ăn mì tôm có béo không? Ăn mì tôm như thế nào để không bị tăng cân?