Bà bầu ăn mì tôm được không? Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Bà bầu ăn mì tôm được không, ăn mì tôm ảnh hưởng như thế nào đế mẹ bầu và thai nhi,… câu trả lời có tại Blog Bữa ăn học đường. Mì tôm là một loại thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng đơn giản, tiện lợi và có hương vị hấp dẫn nên trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Vậy liệu bà bầu ăn mì tôm được không? Bà bầu cần lưu ý gì khi sử dụng loại thực phẩm này?
Mì tôm có thành phần dinh dưỡng như thế nào?
Nếu muốn biết bà bầu ăn mì tôm có tốt không, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm như thế nào. Trung bình, thành phần dinh dưỡng có trong 100g mì tôm bao gồm:
- 435 kcal
- 9.7g đạm
- 55.1g tinh bột
- 19.5g chất béo
- 14g nước
- 500 mg chất xơ
Như vậy, mì tôm có hàm lượng tinh bột và chất béo rất cao, rất ít chất xơ và hoàn toàn không cung cấp được cho cơ thể bất cứ loại vitamin và khoáng chất cần thiết nào. Nói chung, mì tôm là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn mì tôm được không? Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Bà bầu ăn mì tôm được không?
Trong thời kỳ mang đầu, người mẹ cần phải cực kỳ chú ý tới chế độ ăn uống. Mặt khác, với thành phần dinh dưỡng như trên, chúng ta có thể xác định được rằng mì tôm không phải là một loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Nhưng đây lại là loại thực phẩm rất được rất nhiều mẹ bầu yêu thích.
Vậy bà bầu ăn mì tôm được không, hay có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không. Câu trả lời là CÓ, mẹ bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng cần phải ăn đúng cách, và với liều lượng phù hợp. Nếu phụ nữ mang thai quá nhiều mỳ tôm, hoặc ăn mì tôm trong thời gian dài, thì chắc chắn sẽ gây tác hại tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những lý do khiến mì tôm có thể trở thành thực phẩm gây hại cho mẹ bầu:
- Vì có chứa nhiều chất béo xấu, mì tôm có thể khiến làm tăng hàm lượng cholesterol
- Hàm lượng chất xơ và protein thấp, không có chứa vitamin và khoáng chất
- Mì tôm chứa rất nhiều monosodium glutamate, hay còn gọi là bột ngọt. Chất này sẽ gây hại cho cơ thể của mẹ bầu nếu cơ thể tiêu thụ nhiều mì tôm.
- Lượng natri hay muối trong mì tôm rất cao, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
- Một vài loại mì tôm có chứa hợp chất phụ gia hydroquinone và chất bảo quản hóa học tổng hợp butylhydroquinone bậc ba, hai chất này đều có thể gây hại cho người mẹ và thai nhi.

Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Nếu mẹ bầu tiêu thụ mì tôm nhiều và thường xuyên thì sẽ có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như sau:
Huyết áp cao
Lượng muối có trong mì tôm là rất cao, có tới 2,5g muối trong 100g mì tôm. Đó là chưa kể đến lượng muối trong các gói gia vị. Nếu liên tục nạp vào cơ thể nhiều muối như vậy trong một thời gian dài, sẽ có nhiều ion natri hơn từ muối thẩm thấu vào tế bào. Hiện tượng này sẽ tạo áp lực lên thành tế bào và thành mạch dẫn đến tăng sức cản ngoại vi, khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp.
Vậy nên nếu bạn hỏi “có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không” thì bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn nên hạn chế ăn. Nếu huyết áp thường xuyên tăng trong 3 tháng đầu thời kỳ, bà bầu sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật dẫn dẫn đến sinh non và khiến thai nhi bị thiếu cân và dinh dưỡng. Tệ hơn tiền sản giật còn có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.
Loãng xương
Để tăng sự hấp dẫn, mì tôm được thêm nhiều phẩm màu, hương liệu và chất phụ gia, trong đó có một chất gọi là phosphate có tác dụng tăng mùi vị. Chất này tuy giúp người dùng cảm thấy ngon miệng hơn, nhưng lại gây nên loãng xương và khiến cơ thể khó hấp thụ được canxi từ những loại thực phẩm khác. Mà canxi lại là chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nên chất phosphate có thể ảnh hưởng xấu tới sự hình thành và phát triển răng xương của trẻ.
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Bà bầu thường bị gặp tình trạng táo bón là bởi khi mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng lên dẫn đến việc hoạt động của nhu động ruột chậm lại, khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa kém đi. Và nếu như ăn nhiều mì tôm thì tình trạng táo bón của mẹ bầu sẽ nặng hơn và kéo dài hơn. Lí do là bởi mì tôm chứa rất ít chất xơ, chỉ khoảng 500mg/100g mì tôm. Đồng thời, hệ tiêu hóa phải hoạt động với cường độ mạnh hơn để xử lý những chất hóa học tổng hợp có trong mì tôm khiến cho bà bầu dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa khác như đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu…
Thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả cơ thể mẹ và thai nhi
Hai thành phần dinh dưỡng lớn nhất của mì tôm là tinh bột và chất béo. Trong đó, tinh bột trong mì tôm là loại đã qua tinh chế nên không thể cung cấp được cho cơ thể nhiều dinh dưỡng như các loại thực phẩm chưa qua chế biến khác. Ngoài ra, mì tôm chỉ chứa rất ít chất xơ, chất đạm và hoàn toàn không chứa bất kì loại vitamin và khoáng chất nào. Bởi vậy, ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tác động xấu tới nồng độ cholesterol
Hàm lượng chất béo trong mì tôm rất cao và đều là chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể. Loại chất béo xấu này nếu tích tụ trong cơ thể đủ nhiều và đủ lâu thì sẽ khiến động mạch bị thu hẹp và xơ cứng, dẫn đến các triệu chứng như đột quỵ, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch…

Ăn mì tôm như thế nào để hạn chế gây hại cho sức khỏe?
Bà bầu ăn mì tôm được không? Bà bầu vẫn có thể sử dụng mì tôm nhưng cần phải ăn mì tôm đúng cách để hạn chế những ảnh hưởng của mì tôm tới sức khỏe. Và dưới đây là một số gợi ý giúp việc ăn mì tôm trở nên lành mạnh hơn.
- Trần qua mì với nước sôi và bỏ đi phần nước đó để loại bỏ bớt phần chất tạo màu ở lớp ngoài sợi mì. Bầu ăn mì tôm sống được không? Câu trả lời là không nên vì điều đó đồng nghĩa với việc tiêu thụ cả các chất tạo màu.
- Không sử dụng gói dầu trong gói mì tôm để hạn chế lượng chất béo nạp vào từ mì tôm cũng như tránh loại dầu chế biến nhiều không tốt cho sức khỏe
- Không dùng hết gói muối trong gói mì tôm để tránh nạp quá nhiều muối. Mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng một nửa gói. Và tốt nhất thì mẹ bầu nên sử dụng các loại gia vị truyền thống có sẵn trong nhà bếp như hạt nêm, nước mắm, bột canh… thay vì các gói gia vị để tránh các chất phụ gia và hương liệu.
- Vì mì tôm là loại thực phẩm rất nghèo chất dinh dưỡng nên để đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đầy đủ và cân đối các loại chất dinh dưỡng, bà bầu hãy bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm nhiều chất đạm như trứng, thịt, hải sản. Làm như vậy thì cơ thể sẽ không bị thiếu hụt chất đạm, chất xơ và các loại vitamin cần thiết.
- 1 tuần bà bầu chỉ nên ăn mì tôm tối đa 2 lần và chỉ ăn 1 gói mỗi lần.

Bà bầu nên và không nên ăn những loại thực phẩm gì?
Những thực phẩm mà bà bầu nên ăn để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi bao gồm:
- Thực phẩm cung cấp nhiều sắt như các loại thịt đỏ, trứng gà, rau dền, khoai lang, cà rốt, bí đỏ…
- Thực phẩm giàu vitamin B9 hay còn gọi là axit folic như bưởi, cam, quýt, ngũ cốc và các loại rau củ màu đậm khác.
- Thực phẩm có nhiều canxi như hải sản, sữa, đậu trắng, ngũ cốc, cam, cải xoăn…
Và đặc biệt, các bà bầu cần phải hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm sau đây:
- Dứa: Loại thực phẩm này có chứa Bromelain, một chất có khả năng phá vỡ protein, dẫn đến mềm cổ tử cung và gây co thắt cổ tử cung.
- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh chứa các loại enzyme có thể khiến co thắt cổ tử cung và dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, đu đủ chín lại là một loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, kali và các loại vitamin A, B, C…
- Các loại thịt sống hoặc tái vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi
- Đồ uống chứa caffeine vì những loại đồ uống này ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, chất lượng giấc ngủ và tạo căng thẳng và mệt mỏi cho bà bầu.
- Rau sam, rau ngải cứu, rau răm: Những loại rau này có thể làm tăng tần suất co bóp của cổ tử cung và dẫn đến việc sảy thai, thai chết lưu.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cụ thể thắc mắc rằng liệu Bà bầu ăn mì tôm được khôngg. Mì tôm nói riêng và các loại thức ăn chế biến sẵn nói chung không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ. Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý đến những loại thực phẩm khác để xây dựng được chế độ ăn bổ dưỡng và an toàn cho mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
Ăn mì tôm có tốt không? Tác hại ăn mì tôm đối với sức khỏe con người