Cách nấu bún giò heo kiểu Huế NGON ở Sài Gòn ĐƠN GIẢN ở nhà

Cách nấu bún giò heo kiểu Huế đơn giản làm ngay ở nhà cũng không mất quá nhiều thời gian . Vì vậy hôm nay buanhocduong.com.vn xin được hướng dẫn các bạn cách nấu món bún giò heo ngon ơi là ngon luôn đấy các bạn nhé. Nào cùng theo dõi và thực hiện liền đi nhe.
Nguyên liệu cần có nấu bún móng giò
Bún rối: 500gram.
Trứng cút: 20-25 trái.
Bạn đang xem: Cách nấu bún giò heo kiểu Huế NGON ở Sài Gòn ĐƠN GIẢN ở nhà
Dọc mùng (bạc hà): 4 nhánh
Xương heo ống: 1kg
Chân giò: 2 cái.
Thịt nạc: 200gram.
Rau sống ăn kèm: rau xà lách, rau mùi , rau thơm, hành lá, mộc nhĩ.
Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt.

Cách nấu bún giò heo ngon nhất
Bước 1:Ninh xương ống
– Xương heo ống ta rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi to đổ lượng nước vừa đủ ninh nhừ, khi nước sôi ta chú ý hớt bỏ bọt nổi bên trên, sau đó nêm nếm các loại gia vị cho vừa khẩu vị để làm nước dùng ăn bún. Trong cách nấu bún chân giò nước dùng rất quan trọng nên nhớ phải làm đúng hường dẫn nha.
Bước 2: Ninh chân giò heo
– Chân giò làm sạch hết lông, rửa sạch, dùng dao to chặt thành từng khoanh tròn nhỏ vừa ăn, phần món thì sát muối,sau đó cho tất cả vào nồi áp suất ninh nhừ.
– Để món bún giò heo thật ngon đậm đà thì bước này ta cho ít nước thôi vì nước hầm xương với nãy đủ để làm nước dùng rồi. Thời gian ninh khoảng chừng 30 phút là được.
– Khi thấy giò heo chín nhừ thì vớt ra tô để riêng.
Bước 3: Luộc trứng cút
– Trứng cút chọn những quả còn nguyên vẹn, rửa sạch, thả nhẹ vào nồi luộc. Khi trứng chín thì cho ra rổ để nguội bớt rồi lột vỏ cho vào chén.
Bước 4: Luộc thịt nạc
– Thịt nạc rửa sạch, cắt làm đôi bỏ một nửa vào nồi bật lửa luộc, tới khi chín vớt ra dĩa một nửa thái lát mỏng vừa ăn.
Bước 5: Làm mọc ăn kèm với bún
– Phần thịt nạc còn lại băm nhỏ, mộc nhĩ cho vào tô nước nóng ngâm nở, cắt bỏ phần chân rửa sạch, xắt nhỏ.
– Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Trộn thịt nạc, mọc nhỉ, hành lá chung với nhau rồi dùng tay nặn thành từng viên nhỏ, thả vào nồi nước hầm xương ống nấu chín.
Bước 6: Xử lý dọc mùng
– Dọc mùng(bạc hà) tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt chéo thành từng miếng vừa ăn.Cho dọc mùng vào tô cho một ít muối trắng vào xóc đều để khoảng chừng 15 phút, với cách làm này sẽ giúp cho dọc mùng không bị ngứa và mềm hơn và món bún giò heo ngon hơn.
– Ngâm muối xong đổ dọc mùng ra rổ rửa lại bằng nước sạch cho bớt mặn, khi rửa ta nhớ dùng tay bóp nhẹ để loại hết muối, rửa xong bóp mạnh cho khô nước.
– Tiếp tục ta trụng dọc mùng vào nồi nước sôi, sau đó vớt ra để nguội, vắt khô nước. Như vậy ta đã làm cho dọc mùng không còn ngứa nữa rồi.
Bước 7: Rửa rau
– Rau thơm, rau mùi, hành lá rửa sạch. Riêng hành lá xắt khúc nhỏ. Bún tươi chần qua nước sôi rồi để ráo.
Bước 8: Thưởng thức món bún giò heo
– Sau một hành trình vất vả để chuẩn bị bây giờ chúng ta bắt đầu thưởng thức món bún giò heo: Gắp bún vào tô, xếp thịt, mọc, dọc mùng, khoanh chân giò vào, rắc một ít hành lá, vài lá rau thơm lên trên. Múc nước dùng nóng hổi vào và cuối cùng thưởng thức tô bún giò heo nào!
Buanhocduong.com.vn vừa giới thiệu và hoàn thành xong cách nấu món bún giò heo được mọi người rất ưa thích, đây là món ăn ruột của tất cả mọi người trong mỗi bữa sáng trước khi đi làm đấy. Chúc mọi người ngon miệng!
Thông tin bổ ích dành cho các mẹ:
Những lợi ích khi ăn móng giò lợn
Móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
- 21g protid.
- 21,6g lipid.
- 33mg Ca.
- 28mg Photpho.
- 0,7mg Fe.
- 4mg Mg.
- 0,01mg Mn.
- 0,78mg Zn.
- 0,1mg Cu.
- Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
- Cysteine, myoglobin và giàu collagen.
Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:
- Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
- Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
- Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
- Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
- An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Những ai không nên ăn móng giò heo
Móng giò rất giàu dinh dưỡng, chứa một hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B, C nhất định, nhất là chất protit trong móng giò sau khi tan ra có 11 khoáng chất không kém gì móng gấu.
Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận….Dù rất có lợi nhưng không phải ai cũng ăn được món ăn bổ dưỡng này; một số người mắc bệnh sau đây nên hạn chế ăn móng giò.
Người bị sỏi thận
Dinh dưỡng trong móng giò rất cao; tuy nhiên, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Trong đó, nguyên nhân quan trọng gây bệnh sỏi thận là nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo.
Lượng chất béo có trong móng giò là rất cao, vì thế người bị sỏi thận cần tuyệt đối tránh ăn món ăn này.
Người bị viêm gan mãn tính
Theo các bác sĩ cho biết, nguyên nhân phát bệnh viêm gan mãn tính thông thường có liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus viêm gan, chức năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, chức năng trao đổi chất và hệ thống vi tuần hoàn của gan bị rối loạn.
Ăn nhiều chất béo cũng là một trong những nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Người thừa cân, béo phì
Người béo phì nên chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí, vì khi ăn nhiều móng giò nguy cơ tăng cân càng cao hơn
Bác sỹ Vũ Cẩm Nga chia sẻ trên báo Sức khỏe đời sống, ăn nhiều chân giò thực sự không tốt cho những người bị bệnh thừa cân, béo phì. Bởi thực phẩm này chứa quá nhiều chất béo, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.