Món ăn Ngon

Cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngon không tả hết

Cách nấu vịt nấu chao Miền Bắc ngon chuẩn vị, pha nước chấm ăn với vịt nấu chao, các món rau ăn kèm,… tất cả sẽ có tại Blog Bữa ăn học đườngNếu bạn chưa bao giờ thưởng thức qua món vịt nấu chao thì quả thực rất đáng tiếc. Hãy học ngay cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngay sau đây. Chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi hương vị đặc biệt của nó. 

Vịt nấu chao vốn là món ăn có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Bộ, gắn với miền đất Cần Thơ. Tuy nhiên, với sức hấp dẫn của mình, vịt nấu chao đã được nhiều người biết tới. Khi gia nhập làng ẩm thực miền Bắc, vịt nấu chao có gì khác biệt hay không? Hãy cùng khám phá về cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngon không kém vịt nấu chao miền Tây.

Cách nấu vịt nấu chao Miền Bắc
Cách nấu vịt nấu chao Miền Bắc

Sự hấp dẫn của món vịt nấu chao Miền Bắc nằm ở đâu?

Vịt nấu chao là món ngon chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nguyên liệu chính của món này chính là thịt vịt. Bạn có biết, cứ 100g thịt vịt sẽ chứa 276 calo, trong khi thịt bò là 250 calo, còn thịt gà thì chưa tới 200 calo. Ngoài ra, nó còn chứa các nhóm chất dinh dưỡng khác như sắt, canxi, protein và các vitamin A, B, D, E… Trong đông y, thịt vịt ăn đúng cách còn có tác dụng tiêu thũng, giải độc, lại còn tư âm, dưỡng vị, lợi thủy. Cộng thêm sự kết hợp của khoai môn và chao nữa, món ăn này đáng để cho bạn lựa chọn lắm đấy!

Bạn đang xem: Cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngon không tả hết

Sự hấp dẫn của món này nằm ở cái hương và vị đặc biệt của vịt nấu chao miền Bắc. Đó là cái vị béo thơm riêng biệt của chao trong từng miếng thịt vịt đậm đà, mềm ngọt và cái bùi bùi, béo bở của khoai môn. Tất cả được cân bằng bởi chén nước chấm chua chua và các hương liệu khác. Đó không phải là vị ngọn riêng biệt từ chao mà là sự hòa quyện của các nguyên liệu, tạo thành món ngon hội tụ cả hương vị lần màu sắc không lẫn vào đâu được.

Nói như vậy, không phải cách chế biến của món này phức tạp đâu nhé. Bạn hoàn toàn có thể cho lên mâm một tô vịt nấu chao thơm hương, với cách nấu vịt nấu chao miền Bắc đơn giản để chiêu đãi cả nhà.

Sơ chế thịt vịt trước khi nấu ăn
Sơ chế thịt vịt trước khi nấu ăn

Cách làm vịt nấu chao Miền Bắc

Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây, để bước vào nấu món vịt nấu chao, với cách nấu vịt nấu chao miền Bắc chuẩn không cần chỉnh.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu

Vịt nấu chao cần có ba nguyện liệu chính sau: Thịt vịt, khoai sọ và chao.

Để nấu cho khoảng bốn người ăn, bạn hãy chuẩn bị số lượng thực phẩm như sau:

– Thịt vịt đã làm sạch: 1kg

– Khoai sọ: 500g (ít hay nhiều hơn chút tùy sở thích của bạn)

– Chao đỏ hoặc trắng: 1 hũ nhỏ

Ngoài ra, để có cách làm vịt nấu chao miền Bắc ra được hương vị chuẩn, cần có thêm kha khá các nguyên liệu phụ khác, gồm: gừng, sả, chanh, ớt, tỏi, hành tím, hành lá. Bạn đừng quên các gia vị cơ bản gồm mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một chút rượu trắng để khử mùi tanh hôi cho thịt vịt. 

Để tăng hương vị thơm ngon cho món này, hãy chuẩn bị thêm 01 quả dừa tươi để lấy nước, một củ sen và ít nấm rơm (củ sen và nấm rơm có thể không có cũng được).

Cuối cùng, một thành phần không thể thiếu đó là rau ăn kèm. Hợp nhất phải kể đến rau muống xanh non, rau cải và rau thơm. Tuy nhiên, bạn có thể mua rau khác theo sở thích của mình.

Bí quyết chọn nguyên liệu ngon để nấu vịt nấu chao miền Bắc

– Vịt xiêm: Vịt nấu chao ngon phải kể đến vịt xiêm trước tiên. Nếu không có vịt xiêm, bạn hãy chọn vịt cỏ cũng được, yêu cầu vịt ít mỡ, nhiều thịt. Ngoài ra, vịt đừng quá non sẽ có nhiều lông măng, cũng đừng chọn con quá già khiến thịt bị giai.

– Khoai sọ: Không nên xem nhẹ khâu chọn khoai nấu vịt nấu chao. Hãy chọn khoai sọ cho món ăn này. Khoai sọ cần vừa dẻo vừa bùi, không sượng, không hư. Muốn vậy, bạn hãy chọn những củ bên ngoài vỏ còn dính nhiều đất, không có vết đốm hay nấm mốc, cầm lên nhẹ tay.  

– Chao: Chao vốn dĩ là đậu phụ được muối lên men, vì vậy càng để lâu chao càng béo và thơm. Chao ngon quan sát sẽ thấy phần cái nổi lên trên, phần nước chao sẽ ở dưới đáy. Tùy gu của bạn mà chọn chao đỏ hay chao trắng đều ngon. Tuy nhiên, chao đỏ sẽ giúp món vịt nấu chao có màu sắc đẹp mắt hơn. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bạn hãy tuần tự thực hiện các bước tiếp theo để tiết kiệm thời gian nấu nhé.

Pha nước chấm ăn với vịt nấu chao
Pha nước chấm ăn với vịt nấu chao

Sơ chế nguyên liệu phụ

Gừng, sả, ớt, tỏi, hành tím đem băm nhỏ, để riêng từng loại.

Hành lá, rau nhúng các loại bạn đem nhặt lại, rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng. Tầm 5 phút thì vớt ra, để ráo nước.

Củ sen rửa sạch, cắt khoanh; nấm rơm cắt bỏ chân sau khi đã ngâm qua nước muối.

Sơ chế và ướp gia vị cho thịt vịt

Sơ chế thịt vịt

Vịt mua về, nếu đã được làm sẵn, bạn cũng cần phải sơ chế lại. Thịt vịt vốn dĩ có mùi hôi và tanh đặc trưng. Nếu bỏ qua khâu này, hoặc có sơ chế nhưng không làm đúng cách, sẽ khiến món ăn khi nấu lên vẫn còn mùi hôi, tanh. Như vậy thì quả thật đáng tiếc cho nồi vịt nấu chao.

Tuyệt chiêu để làm sạch và khử mùi hôi cho vịt chính là hỗn hợp gồm rượu trắng và gừng. Bạn chỉ cần lấy 1 nhánh gừng đập dập, hòa cùng với rượu trắng. Cho vịt vào thau, dùng hỗn hợp rượu gừng chà xát lên mình và cả trong bụng vịt. Nếu có thời gian, hãy ngâm vịt trong rượu gừng tầm 10 phút càng tốt. Sau đó, bạn rửa lại vịt thật sạch dưới vòi nước.

Dùng khăn thấm khô vịt, chặt vịt thành các miếng lớn một chút rồi cho vào tô. Nếu mua phải vịt có nhiều mỡ, bạn hãy cắt bỏ bớt mỡ để món vịt nấu chao của chúng ta không bị ngấy.

Ướp gia vị cho vịt

Trước tiên, cho 1,5 thìa canh đường, 1 thìa cà phê hạt nêm và 1 thìa cà phê muối vào thịt vịt rồi trộn đều lên.

Thêm hành, sả, tỏi, băm, mỗi loại một thìa canh; thêm một chút tiêu xay. 

Cuối cùng bạn cho chao vào. Với 1 kg thịt vịt, bạn hãy ướp với khoảng 3-4 viên chao. Cho thêm cả phần nước chao vào. Chỉ để lại khoảng 2 viên chao cùng ít nước chao để chút nữa làm nước chấm.

Trộn đều tất cả lên, nhớ giầm cho viên chao nhuyễn. Ướp thịt vịt trong thời gian ít nhất 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

Làm thế nào để sơ chế và ướp thịt vịt đúng cách

Nếu không có rượu trắng, bạn có thể làm sạch và khử mùi cho vịt bằng cách dùng muối hạt và nước cốt chanh.

Cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngon cần chặt vịt thành miếng lớn bởi thịt vịt khi nấu có xu hướng teo tại so với ban đầu.

Chao vốn có sẵn vị mặn nên bạn đừng cho nhiều muối khi ướp.

Sơ chế khoai sọ và chiên sơ khoai sọ

Tranh thủ trong lúc ướp thịt vịt, bạn đem khoai sọ sơ chế

Sơ chế khoai sọ

Khoai sọ sau khi gọt vỏ thì bạn đem cắt khúc thành cách miếng vừa ăn. 

Chiên khoai sọ

Vịt nấu chao miền Bắc cần chiên sơ khoai sọ. Tuy bạn có thể bỏ qua bước này nhưng khoai sọ chiên sơ khi nấu sẽ thơm hơn.

Bí quyết sơ chế khoai sọ không bị ngứa

Nhựa trong khoai sọ vốn dĩ có vị ngứa, mặc dù khi nấu lên, dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ bị tiêu hủy. Tuy nhiên, khi sơ chế khoai sọ còn sống thì quả thực đáng ngại, vì vậy bạn nhớ mang bao tay vào khi gọt vỏ khoai và ngâm khoai trong nước muối để loại bớt nhựa.

Bạn cũng có thể chần sơ khoai sọ trong nước sôi, sau đó mới gọt vỏ. Tuy cách này tốn chút thời gian nhưng khá hiệu quả.

Nấu vịt nấu chao miền Bắc

Xào vịt

Sau khi chiên sơ khoai sọ thì thịt vịt cũng đã ướp thấm gia vị. Bạn hãy cho một chút dầu, thêm chút hành, tỏi, sả băm vào phi cho dậy mùi thơm. Trút hết phần thịt vịt vào xào.

Để lửa vừa, xào cho đến khi thịt vịt săn lại, thấy phần nước gia vị và chao thấm hết vào miếng thịt vịt là được.

Nấu vịt nấu chao

Cho hết nước dừa vào nồi vịt đã xào săn. Thêm nước sạch vào. Lượng nước nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cách bạn thưởng thức. Nếu muốn ăn vịt nấu chao với bánh mì, bạn chỉ cần cho nước xâm xấp mặt thịt. Còn nếu muốn thưởng thức vịt nấu chao như ăn lẩu, hãy thêm nước sạch vào quá mặt thịt khoảng 1-2 đốt ngón tay. 

Nước sôi thì bạn hạ lửa vừa, thêm củ sen vào nấu cùng vịt trong thời gian từ 15-30 phút. Chỉ cần kiểm tra thấy vịt mềm thì bạn cho khoai sọ và nấm rơm vào nấu cùng. Khoai sọ đã chiên sơ trước nên sẽ rất nhanh mềm. Bạn chỉ cần nầu thêm khoảng 5-10 phút.

Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị với bột ngọt, muối và nước mắm. Rắc chút hành lá vào rồi tắt bếp.

Bí quyết để nấu vịt nấu chao ngon

Cách nấu vịt nấu chao miền Bắc, không nên cho khoai sọ vào nấu cùng lúc với vịt vì khoai sọ đã chiên sơ sẽ bị nát nếu nấu lâu. Chỉ cho khoai vào khi vịt đã được nấu mềm.

Nếu có màu dầu điều, hãy cho vào nồi chao khi đang nấu để cho món ăn thêm phần đẹp mắt. 

Chuẩn bị nước chấm cho món vịt nấu chao

Để tiết kiệm thời gian, khâu làm nước chấm bạn hãy tranh thủ lúc đang nấu vịt nấu chao.

Cách pha nước chấm

Bí quyết để có cách nấu vịt nấu chao miền Bắc trọn vị không thể thiếu chén nước chấm từ chao. 

Cách 1: Cho hết phần chao còn lại, gồm khoảng 2 viên chao, nước chao vào chén. Dùng thìa tán cho chao nhuyễn. Thêm 2 thìa canh đường, và đánh đều cho đường ta ra. Thêm một chút tỏi, sả, ớt băm và 1 thìa canh nước cốt chanh vào. Trộn đều tất cả lên. Vậy là đã có ngay chén nước chấm thơm ngon với cách làm khá đơn giản.

Cách 2: Bạn cũng có thể chọn cách phi thơm hành, tỏi, sả băm với một chút dầu ăn. Sau đó mới cho chao đã tán nhuyễn và nước chao vào nấu. Thêm chút nước dừa, đường, bột ngọt rồi tắt bếp. Đổ nước chấm ra chén. Cuối cùng bạn cho ớt băm (hoặc sa tế) cùng nước cốt chanh vào trộn đều lên. 

  • Lưu ý trong khâu pha nước chấm 

Chao vốn có vị mặn và khá béo, cho nên bạn đừng ngại ngần cho đường tỉ lệ thuận với lượng chao. Và nhất định không thể thiếu nước cốt chanh để làm dịu độ mặn và vị béo ngậy của chao.

Cách làm vịt nấu chao Miền Bắc ngon tuyệt
Cách làm vịt nấu chao Miền Bắc ngon tuyệt

Trình bày món ăn

Múc vịt nấu chao miền Bắc ra tô. Rau muống, cải cắt khúc dài khoảng 5cm cùng rau thơm bày ra dĩa. Thêm dĩa bún hoặc bánh mì ăn kèm và đừng quên chén nước chấm. 

Bạn còn có thể để nguyên nồi vịt nấu chao trên bếp lẩu để thưởng thức như ăn lẩu. Nhúng rau vào nồi lẩu nóng hổi, gắp thêm miếng thịt vịt, chút khoai môn, chan chút nước sốt nữa. Ăn kèm với bún thì chỉ có no căng bụng.

Thành phẩm của cách nấu vịt nấu chao miền Bắc là miếng thịt vịt mềm, thơm ngon, đậm đà. Khoai môn vừa dẻo vừa bùi, không hề bị nát, lại còn thơm vì được chiên sơ. Nước nấu vịt và chao thì beo béo, tròn vị, dậy thơm mùi chao và nước cốt dừa. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành hương vị đặc biệt, khó phai. 

Thưởng thức món vịt nấu chao Miền Bắc đúng cách

Vịt nấu chao miền Bắc phải được thưởng thức lúc còn nóng hổi mới ngon. Ngày thu đông ăn lẩu vịt nấu chao là tuyệt vời nhất. Ngoài ra, thịt vịt vốn có tính hàn, vì vậy món này dùng vào ngày hè cũng là lựa chọn đúng đắn để giúp bạn điều hòa cơ thể. 

Vịt nấu chao nên ăn kèm rau gì? Ngoài rau muống, cải, rau thơm thì mồng tơi cũng rất hợp làm rau nhúng ăn kèm với vịt nấu chao.

Những ai nên ăn vịt nấu chao? Vịt nấu chao có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Những ai có thể chất đang bị suy nhược, người mới ốm dậy, chán ăn, bị phù nề, hay bị ra mồ hôi trộm… nên ăn nhiều món này để bồi bổ cơ thể. 

Lớp mỡ có trong thịt vịt vốn là chất béo không bão hòa lành mạnh và sự kết hợp của axit béo omega-3, omega-6. Đây là các nhóm chất rất tốt cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức khỏe tuyến giáp, tốt cho xương khớp và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Vậy nhưng ai đang bị suy giảm hệ miễn dịch, có vấn đề về tuyến giáp, xương khớp và đang đối mặt với chứng xơ vữa động mạch hãy ăn món ăn này.

Những ai không nên ăn vịt nấu chao? Nếu bạn đang bị cảm, ho thì dù có muốn đến đâu cũng hãy để lành bệnh rồi mới thưởng thức vịt nấu chao. Ngoài ra, người mắc bệnh gout, hệ tiêu hóa kém và có thể chất yếu, lạnh cũng không nên ăn món này. 

Hương vị món vịt nấu chao rất đặc biệt, không dễ gì bắt gặp ở một món ăn nào khác. Bạn hãy thử một lần vào bếp làm món vịt nấu chao với cách nấu vịt nấu chao miền Bắc chúng tôi chia sẻ ở trên. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng với cách chế biến đơn giản nhưng thành phẩm lại trên cả tuyệt vời. 

Xem thêm:

Cách nấu vịt nấu chao Cần Thơ chuẩn vị, ăn hoài không ngán

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button