Món ăn Ngon

Cho con bú ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có mất sữa không?

Cho con bú ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có mất sữa không?,… mọi thắc mắc liên quan đến bà bầu sau sinh ăn mì tôm được không sẽ được giải đáp tại Blog Bữa ăn học đườngSau khi sinh và nhất là trong thời kỳ cho con bú, người mẹ cần phải thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Vậy người mẹ cho con bú ăn mì tôm được không? Hãy cùng tìm hiểu những tác động của mì tôm tới sức khỏe sau khi sinh của người mẹ với bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của mì tôm

Trước khi tìm hiểu xem người mẹ trong thời kỳ cho con bú ăn mì tôm được không, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm. Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền có thành phần chính là bột mì, dầu cọ và muối. Bởi vậy, thành phần dinh dưỡng của mì tôm chủ yếu là tinh bột và chất béo.

Trung bình, một gói mì tôm 75g sẽ có khoảng 350kcal, 13g chất béo và 51.4g carbohydrate. Trong đó, do loại bột mì dùng trong mì tôm là loại đã qua tinh chế nên không cung cấp được nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo có trong mì tôm là loại chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong mì tôm còn có nhiều chất hóa học như hương liệu, chất phụ gia, điều vị, màu thực phẩm và chất bảo quản… 

Bạn đang xem: Cho con bú ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có mất sữa không?

Qua thành phần dinh dưỡng của mì tôm, chúng ta có thể thấy rằng loại thực phẩm này tuy nhiều năng lượng nhưng lại nghèo dinh dưỡng và mất cân bằng dinh dưỡng khi không chứa bất kì loại vitamin và khoáng chất nào.

Mẹ bầu sau sinh có thể ăn mì tôm, nhưng cần ăn đúng cách và không thường xuyên
Mẹ bầu sau sinh có thể ăn mì tôm, nhưng cần ăn đúng cách và không thường xuyên

Cho con bú ăn mì tôm được không?

Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Với những người bình thường, họ vẫn có thể ăn mì tôm mà không cần lo về các vấn đề sức khỏe nếu ăn khoảng 1-2 lần trong một tuần và ăn kèm với các loại thịt, rau củ lành mạnh khác. Nhưng phụ nữ sau sinh thì không nên tiêu thụ loại thực phẩm kém lành mạnh này. 

Bởi vì sau sinh, người mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ và khoa học các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể hồi phục sức khỏe tốt và nhanh chóng. Và như đã trình bày ở trên, mì tôm là một loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, không có các chất dinh dưỡng thiết yếu để bồi bổ sức khỏe cho người mẹ. Thậm chí, mì tôm lại chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh như chất phụ gia, chất béo xấu, màu thực phẩm và chất bảo quản… 

Bởi vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Cho con bú ăn mì tôm được không?” là không nên vì loại thực phẩm này không đủ lành mạnh và dinh dưỡng để giúp người mẹ hồi phục sau sinh cũng như đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé. 

Trong 3 tháng đầu sau sinh, người mẹ nên tránh ăn mì tôm hoàn toàn và sau đó, có thể nới lỏng chế độ ăn một chút khi cơ thể người mẹ đã ổn định hơn. Cụ thể, lúc này người mẹ đã có thể ăn 1-2 gói mì tôm một tuần nhưng cần ăn đúng cách để hạn chế các tác động xấu của mì tôm:

  • Nên trụng mì qua nước sôi và bỏ nước đầu, sau đó nấu với nước khác để loại bỏ bớt màu thực phẩm
  • Không nên sử dụng gói dầu trong mì tôm vì nó chứa phần lớn chất béo của loại thực phẩm 
  • Chỉ nên dùng một nửa gói muối để tránh nạp nhiều muối vào cơ thể hoặc tốt nhất nên sử dụng gia vị nhà mình thay vì dùng gói gia vị có sẵn trong gói mì
  • Nên ăn kèm rau và thực phẩm giàu chất đạm nhưng chỉ thêm tối đa 25-30g chất đạm cho một bát mì
  • Sau khi ăn mì, người mẹ nên uống nhiều nước và ăn thêm trái cây để cung cấp nước để tránh nóng trong và giúp dễ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Mẹ bầu cho con bú ăn mì tôm có được không
Mẹ bầu cho con bú ăn mì tôm có được không

Tác hại của việc mẹ sau sinh ăn nhiều mì tôm

Chúng ta đã biết sau sinh ăn mì tôm được không, người mẹ chỉ nên ăn mì tôm một cách hạn chế. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều mì tôm, người mẹ sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe như sau:

Mất sữa

Nhiều mẹ lo lắng rằng liệu ăn mì tôm có mất sữa không. Tình trạng này sẽ có thể xảy ra nếu người mẹ ăn quá nhiều. Nguyên nhân là bởi mì tôm có thành phần chủ yếu là bột lúa mạch. Bởi vậy, người mẹ không nên ăn nhiều mì tôm để tránh bị mất sữa.

Ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa

Như đã nói ở trên, mì tôm chứa nhiều chất hóa học không tốt cho cơ thể, chúng tạo áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, việc ăn mì gói nhiều và quá thường xuyên sẽ khiến chức năng của dạ dày bị rối loạn, đồng thời cơ thể có thể bị các vấn đề tiêu hóa khác như đau dạ dày, đầy hơi… Nhất là đối với phụ nữ sau sinh vì hệ tiêu hóa của họ còn yếu và nhạy cảm.

Nóng trong người

Không chỉ phụ nữ sau sinh, tất cả chúng ta đều có thể bị nóng trong nếu ăn nhiều mì tôm. Vì được chiên hoặc sấy ở nhiệt độ cao nên sau khi ăn mì, chúng ta thường cảm thấy khô miệng và khát nước. Điều này dẫn đến việc cơ thể bị mất nước và nóng trong nếu ăn nhiều mì tôm, từ đó dẫn đến tình trạng lên mụn nhọt.

Loãng xương

Nguy cơ bị loãng xương do ăn nhiều mì tôm không cao nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý. Trong mì tôm có chứa nhiều phosphate, một loại chất có tác dụng cải thiện mùi vị. Loại chất này giúp tăng mùi vị, khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng đồng thời lại làm tăng nguy cơ loãng xương và khiến xương và răng yếu hơn, không còn chắc khỏe nếu cơ thể tiêu thụ nhiều.

Mẹ bầu ăn quá nhiều mì tôm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Mẹ bầu ăn quá nhiều mì tôm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Mẹ cần làm gì nếu bị tắc sữa

Nếu như mẹ bị mất sữa, dưới đây là những phương pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng này:

Massage hai bầu ngực

Tình trạng mất sữa có thể là do sữa bị đông và nếu tình trạng này kéo dài lâu thì mẹ sẽ bị đau và tức ngực. Để cải thiện điều này, mẹ có thể dùng tay massage nhẹ nhàng hai bầu ngực với 20-30 lần cho mỗi bên và với cường độ tăng dần.

Chườm nóng

Chườm nóng kết hợp với massage thì hiệu quả của việc chữa tắc sữa sẽ cao hơn nhiều. Phương pháp này sẽ giúp giảm cơn đau ở ngực, giúp bầu ngực không còn bị cứng và sữa sẽ dễ dàng chảy ra hơn.

Dùng dụng cụ hút sữa

Mẹ nên sử dụng dụng cụ hút sữa nếu mẹ bị tắc tia sữa ở gần đầu núm vú. Trước khi hút sữa, người mẹ có thể massage trước để việc hút sữa dễ dàng thực hiện hơn. Hiện nay, trên thị trường có hai loại dụng cụ hút sữa để mẹ lựa chọn là: hút sữa bằng máy và  hút sữa bằng tay.

Ngoài ra, người mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị tình trạng tắc sữa hoặc mất sữa:

Uống nước lá đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng là một phương pháp điều trị tắc tia sữa rất hiệu quả nếu mẹ sử dụng đúng cách. Các bước làm bao gồm: rửa sạch đá đinh lăng, sao vàng hạ thổ và đun lên để lấy nước uống. Uống nước đinh lăng không chỉ cải thiện tình trạng tắc sữa mà còn cải thiện chất lượng sữa, giúp sữa thơm hơn.

Uống nước lá bồ công anh

Phương pháp này cần dùng khoảng 100g lá bồ công anh. Đầu tiên, lá bồ công anh cần được rửa sạch, sau đó thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Tiếp đến, mẹ cho thêm vào 150ml nước và đun sôi. Mẹ hãy lọc bã lá để đắp lên ngực và nước dùng để uống như trà. Sau khi thực hiện phương pháp này khoảng 5 ngày, tình trạng tắc sữa sẽ được cải thiện đáng kể.

Những thông tin trên đây đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc rằng liệu cho con bú ăn mì tôm được không. Qua đó, mẹ hãy xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dinh dưỡng để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng và đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.

Xem thêm:

Bà bầu ăn mì tôm được không? Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button