Dinh dưỡng cho trẻ

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 1 – 6 tuổi

Chi tiết Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 1 – 6 tuổi. Đối với trẻ mầm non, một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Và tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non sẽ giúp gia đình và nhà trường xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý cho trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một loại mô hình dạng tháp, nhằm cung cấp thông tin về tên và khẩu phần ăn hàng ngày của những loại thực phẩm được khuyến nghị dành cho trẻ em trong nhóm 3 – 5 tuổi. Ngoài ra, tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non cũng lưu ý những loại thực phẩm nên tránh và hạn chế đối với trẻ em ở độ tuổi này.

Căn cứ vào vào tháp dinh dưỡng, gia đình và nhà trường sẽ xây dựng được thực đơn hàng ngày mà có thể cung cấp đầy đủ các nhóm chất và tạo thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối cho trẻ.

Bạn đang xem: Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 1 – 6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Chi tiết tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Căn cứ vào thông tin mà tháp dinh dưỡng cung cấp, trẻ mầm non cần được cung cấp đầy đủ 5 nhóm chất bao gồm: chất tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Dựa vào 5 nhóm chất này, có 7 nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ mầm non. Dưới đây là thứ tự các nhóm thực phẩm được sắp xếp theo mức độ ưu tiên giảm dần.

  • Nước: Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, nước là nhóm thực phẩm cần phải ưu tiên hàng đầu. Trẻ mầm non cần phải nạp 1,3 lít nước mỗi ngày, tương đương với 6 ly nước có thể tích 220ml/ly. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, trẻ có thể uống nhiều hơn. Lưu ý rằng lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày có thể bao gồm nước lọc, sữa và nước ép trái cây.
  • Ngũ cốc: Đây là nguồn cung cấp chất tinh bột chính cho trẻ, bao gồm các loại thực phẩm như cơm, mì, phở, bánh… có vai trò chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động. Mỗi ngày, trẻ ở độ tuổi 3 – 5 tuổi cần ăn đủ 5 hoặc 6 đơn vị ngũ cốc, 1 đơn vị ngũ cốc tương đương với 1 ổ bánh mì có khối lượng 27g hoặc một nửa chén cơm tầm 55g. 
  • Rau củ quả: Đây cũng là nhóm thực phẩm quan trọng đối với trẻ mầm non, giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ. Trẻ ở độ tuổi này cần nạp 4 đơn vị rau quả mỗi ngày, 2 đơn vị rau và 2 đơn vị quả, mỗi đơn vị tương đương với khoảng 80g thực phẩm.
  • Chất đạm: Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ vì nó giúp trẻ phát triển cơ bắp. Chất đạm được chia thành hai loại, đạm động vật ( thịt, trứng, cá,…) và đạm thực vật ( các loại hạt như đậu, hạnh nhân, óc chó…), trong đó đạm thực vật tốt cho sức khỏe hơn là đạm động vật. Dù vậy, trẻ vẫn nên nạp đủ hai loại chất đạm hàng ngày. Trẻ mầm non cần phải tiêu thụ 3,5 đơn vị đạm/ngày, 1 đơn vị đạm tương đương với 30 – 35g thịt lợn, cá hoặc 40 – 45g trứng, thịt gà. 
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe. Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần phải được cung cấp 4 đơn vị sữa mỗi ngày. Mỗi đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa, 100g sữa chua hoặc 15g phô mai.
  • Dầu mỡ: Mỗi ngày, trẻ mầm non nên tiêu thụ 5 đơn vị dầu mỡ, tương đương 25g dầu ăn hoặc 30g bơ.
  • Đường và muối: Đây là nhóm thực phẩm có thứ tự ưu tiên cuối cùng. Trẻ vẫn cần được cung cấp muối và đường nhưng chỉ nên ở mức dưới 15g đường và 3g muối mỗi ngày. Không nên cắt bỏ hoàn toàn lượng muối vì đây là nguồn cung cấp iot chính cho trẻ.
10 nguyên tắc vàng khi nấu ăn cho trẻ mầm non
10 nguyên tắc vàng khi nấu ăn cho trẻ mầm non
Cho bé ăn đủ chất để bé không bị suy dinh dưỡng
Cho bé ăn đủ chất để bé không bị suy dinh dưỡng

Những loại thực phẩm nên tránh và hạn chế cho trẻ mầm non

Dầu mỡ

Chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ nên cung cấp một lượng nhỏ vừa đủ cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn chiên rán, thay vào đó là thức ăn được hấp, luộc, nướng hoặc xào. Hạn chế cho trẻ ăn các loại nước sốt trộn salad hoặc sốt mayonnaise vì chúng chứa nhiều dầu. Cha mẹ cũng nên chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe của trẻ như dầu hạt cải dầu, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương hoặc dầu ngô.

Thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn

Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của trẻ, có thể khiến trẻ bị thừa cân hoặc sâu răng. Cha mẹ cũng không cần quá khắt khe, có thể cho trẻ ăn một ít những loại thực phẩm này, ví dụ như một tuần ăn một lần. Các loại thực phẩm này bao gồm: pizza đông lạnh, bánh kẹo, đồ uống có ga, xúc xích, thịt nguội… 

Một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể của trẻ phát triển tốt cũng như giúp trẻ có đầy đủ năng lượng để học tập và vui chơi. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non để xây dựng chế độ ăn cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, cũng như giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học.

Bảng một ngày của bé tại trường mầm non
Bảng một ngày của bé tại trường mầm non
Luôn thực hiện bếp ăn 5 tốt trong trường
Luôn thực hiện bếp ăn 5 tốt trong trường

Đăng bởi: Bữa Ăn Học Đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button